LÒ HƠI ĐỐT CỦI
Lò hơi đốt củi là tên quen thuộc mà các nhà máy hay gọi. Xét về mặt kỹ thuật thì gọi là lò hơi ghi tĩnh hay lò hơi ghi thủ công. Vậy lò hơi đốt củi là gì ?
Lò hơi đốt củi là loại lò hơi có buồng đốt có nhiên liệu cháy tĩnh trên mặt ghi. Lò hơi này đốt được cùng một lúc nhiều loại nhiên liệu như củi, than cục, củi trấu, …
Đặc điểm của nồi hơi đốt củi:
Kiểu dáng đặc trưng của loại nồi hơi đốt củi được thiết kế với dạng ống lửa và dạng tròn. Sử dụng nhiên liệu chính chủ yếu là củi cho hiệu suất công việc lên đến 90%. Nồi hơi đốt củi có áp suất làm việc cao, trên ba lông trên và dưới được bố trí các cửa người chui tu dom thuận tiện cho việc vệ sinh, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ.
Buồng đốt của nồi hơi đốt củi có kích thước rất lớn nhằm bảo đảm cho sự cháy hoàn toàn của nhiên liệu, nồi hơi đốt củi thích hợp với nhiều loại nhiên liệu khác nhau. Cung cấp lượng hơi ổn định với mọi chế độ tải tiêu thụ và bảo đảm hơi sinh ra là hơi bão hoà khô.
Nồi hơi đốt củi cũng tránh được hiện tượng bám cáu nguyên liệu, bảo đảm tốt sự luân chuyển của nước trong lò hơi. Thân lò được cách nhiệt tốt bằng vật liệu bông thủy tinh có mật độ cao, bên ngoài bọc bằng tôn sơn tĩnh điện hoặc inox bảo đảm độ bền và tính mỹ thuật.
- Nồi hơi đốt củi được thiết kế theo công nghệ mới nên đã khắc phục nhược điểm của nồi hơi cũ, tiết kiệm được chi phí nhiên liệu rẻ, dễ tìm kiếm nguồn cung cấp.
- Nồi hơi đốt củi có hiệu suất năng lượng cao. Vận hành an toàn và dễ dàng, loại lò hơi này cũng rất thân thiện với môi trường, khi hoạt động lò hơi thải khói bụi ít góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.
- Nồi hơi sử dụng nhiều loại nhiên liệu đốt trên cùng một hệ thống nồi hơi: phoi bào, mùn cưa rời, củi, vỏ hạt điều…. (độ ẩm 23-25%), có thể đốt kết hợp các loại nhiên liệu để tiệt kiệm chi phí vận hành.
- Sản lượng hơi của lò hơi đốt củi mang lại ổn định, chất lượng tốt, đặc biệt là độ ổn định áp suất và nhiệt độ cao.
- Buồng đốt của nồi hơi tầng sôi được thiết kế cao, nên quá trình cháy và phản ứng cháy được kéo dài, dẫn đến sự hấp thụ và truyền nhiệt được triệt để.
Ưu điểm của lò hơi đốt củi:
- Gía đầu tư lò hơi ghi thủ công rẻ hơn so với các loại lò hơi đốt nhiên liệu rắn khác có cùng công suất.
- Lò hơi ghi thủ công có thiết bị đơn giản hơn nên ít hư hỏng, chi phí bảo trì bao dưỡng do đó cũng thấp hơn các loại lò hơi đốt nhiên liệu rắn có cùng công suất.
- Cấu trúc của hệ thống cấp liệu, ghi buồng đốt cho nên lò hơi đốt củi có thể sử dụng đốt kèm các loại nhiên liệu khác như: trấu, mùn cưa, biomass, củi trấu, viên nén mùn cưa, than cục…
- Điện năng sử dụng cho lò hơi ghi thủ công hơn do không dùng đến quạt cao áp như lò hơi tầng sôi, ngoài ra cũng không sử dụng một số thiết bị bắt buộc ở lò hơi tầng sôi như: quạt cấp liệu, quạt hồi tro, quạt gió cấp 2…
- Lò hơi ghi thủ công là lò hơi có chế độ vận hành tương đối đơn giản so với các loại lò hơi khác.
Nhược điểm lò hơi đốt củi:
- Nhược điểm đầu tiên và quan trọng nhất của lò hơi ghi thủ công là giới hạn về công suất, bởi vì với lò hơi ghi thủ công nhiên liệu thường được đưa bằng thủ công vào buồng đốt, cho nên khi công suất lớn đồng nghĩa với việc trong một giờ phải cấp một lượng nhiên liệu rất lớn bằng sức người vào buồng đốt để vận hành lò hơi. Thông thường chỉ nên sử dụng lò hơi ghi thủ công với công suất nhỏ hơn 8 tấn hơi/giờ.
- Điểm yếu thứ 2 của lò hơi ghi thủ công là vấn đề khói thải, trong quá trình nhóm lò để khởi động lò hơi, kết hợp với độ ẩm trong nhiên liệu, thường tạo ra một lượng khói đen thải ra ống khói, ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Lưu ý khi vận hành lò hơi đốt củi:
Để chuẩn bị cho nó một cách thực tế xung quanh lò hơi và kiểm tra những điểm định kỳ sau:
- Nước cấp mềm phải được kiểm tra thường xuyên.
- Không có tiếng ồn qúa mức từ động cơ của quạt hay của bất kì bộ phận chuyển động nào khác.
- Tất cả các van và chỗ nối là không rò rỉ.
- Không có bất cứ bộ phận nào của lò hơi bị đun nóng quá mức.
- Bơm cấp đang làm việc ở trạng thái on-off cũng đảm bảo chức năng của công tác điều khiển mức và nó phải đảm bảo rằng lưu lượng nước thích hợp được duy trì.
- Khí thải từ ống khói là bình thường.
- Không có sự phát tia điện hay mất liên lạc ở trong những mạch điện đó.
- Tất cả các bộ điều khiển và thiết bị an toàn là đang hoạt động đầy đủ.
- Áp suất hơi và mức nước ổn định phải được duy trì trong phạm vi yêu cầu duy trì.
- Không có việc cháy quá mức của nhiên liệu trong buồng đốt.
- Việc xả bẩn lò hơi một cách đều đặn. Tần xuất xả bẩn phụ thuộc vào chất lượng của nước đang sử dụng cho lò hơi.
- Xả bẩn trong công tắc điều khiển mức và ống thuỷ mỗi lần trong một ca.
- Xả một ít nước cấp của bể mỗi lần một ca, để loại bỏ cáu cặn có thể bị lắng xuống.
- Ghi lại nhiệt độ khói thoát.
- Duy trì áp suất buồng đốt trong khoảng -2 ¸ -5 mm nước. Điều chỉnh nhờ cánh hướng quạt ID.
- Đảm bảo nhịêt độ khói thoát là ở trong phạm vi yêu cầu của tải. Nếu cao kiểm tra sự bám bẩn của bề mặt truyền nhiệt hay vật cản lối thoát của khói.
- Kiểm tra và duy trì dòng điện trong động cơ của quạt, bơm... trong phạm vi giới hạn và được ghi trong sổ lộ trình của chúng.
- Đảm bảo rằng không có không khí rò rỉ trong lối ra ổng khói.
- Đảm bảo đúng kích thứơc của nhiên liệu. Không có các vật lạ như miếng kim loại, đá... trong nhiên liệu và không có sự hỏng hóc máy cấp nhiên liệu khi vận hành.
- Kiểm tra và đảm bảo rằng khói hay bộ khử tro bay trong nhà lò hơi được giới hạn.
- Đảm bảo rằng tất cả sự hoạt động của lò được ghi một cách chính xác trong sổ nhật ký vận hành bao gồm cả hoá chất, xả bẩn...
Bảo trì lò hơi đốt củi:
Để đảm bảo hệ thống lò hơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn trong lao động và sản xuất của nhà máy. Cơ sở sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về bảo trì, bảo dưỡng lò hơi, theo khuyến cáo của các nhà cung cấp lò hơi. Đặc biệt cần chú ý tới các điểm sau:
- Hiệu suất của lò hơi phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo trì lò mang lại. Lò hơi, môi trường xung quanh của nó, đường ống nước, phin lọc vv...nên được giữ sạch để duy trì chính xác lượng nước tới lò hơi để cho sự hoạt động của nó đạt hiệu suất cao.
- Để dễ phát hiện ra những sai hỏng và biết được những sai lệch dựa vào những tiêu chuẩn định sẵn, đặt ở chế độ bình thường, việc đọc thời điểm nhiệm vụ cần được ghi lại và được chỉ dẫn sau mọi sự bảo dưỡng lớn và thay thế các bộ phận.
- Việc duy trì sẽ được ghi lại vào sổ theo dõi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ...Nó rất cần thiết cho việc kiểm tra tất cả các bộ phận của lò hơi có đang làm việc chính xác không.
- Những việc kiểm tra sự duy trì được cất đi và tốt nhất là phải ghi lại vào sổ nhật kí lò hơi hoạt động.
Người vận hành phải có bảng liệt kê các hoạt động bảo trì lò hơi theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm… theo hồ sơ cung cấp của nhà cung cấp lò hơi.
Bảo dưỡng khi dừng lò hơi ghi thủ công
Mục tiêu là cung cấp những thông tin quan trọng về việc đưa ò hơi ngừng hoạt động trong khoảng thời gian dài.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì sử dụng phương pháp bảo dưỡng khô.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì sử dụng phương pháp bảo dưỡng ướt.
Phương pháp bảo dưỡng khô:
- Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra. Mở nắp cửa người chui trên 2 balông, mở các van, tháo các cửa tu-đom của ống góp. Vệ sinh cáu cặn bên trong balông, các dàn ống, các ống góp và đốt lửa sấy khô (chú ý không đốt lửa to).
- Dùng 25 ¸ 30kg vôi sống có cỡ hạt từ 10 ¸ 30mm đựng trong khay nhôm và đặt vào bên trong 2 balông. Đóng tất cả các cửa các van của lò lại. Cứ 3 tháng kiểm tra 1 lần, nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.
Phương pháp bảo dưỡng ướt:
- Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra, rửa sạch và vệ sinh cáu cặn trong lò.
- Cấp đầy nước vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100oC.
- Khi đốt lò phải mở van xả air hoặc kênh van an toàn để thoát khí và lò không tăng áp suất.
- Ngừng đốt lò, đóng van xả air hoặc van an toàn lại.
Qúy khách có nhu cầu tìm hiểu, trang bị lò hơi hãy liên hệ với Enthalpy để được tư vấn miễn phí và có được sản phẩm phù hợp nhất, với giá đầu tư tốt nhất.
Lò hơi ghi thủ công / lò hơi ghi tĩnh/ lò hơi đốt củi có buồng đốt có nhiên liệu cháy tĩnh trên mặt ghi. Lò hơi này đốt được cùng một lúc nhiều loại nhiên liệu như than cục, củi trấu, củi....
Các bộ phận và thiết bị chính của lò hơi ghi thủ công bao gồm các thiết bị như sau:
Phần buồng đốt:
- Ghi lò: được chế tạo bằng gang chịu nhiệt độ cao với nhiều kiểu thiết kế đặc biệt như kiểu thanh, tấm đục lỗ, kiểu ghi lật, kiểu ghi bậc thang phù hợp với các loại nhiên liệu như than cục, củi, củi trấu, .v.v.
- Phần thể xây: Được thiết kế và thi công đặc biệt đảm bảo hiệu quả hoạt động ổn định, lâu dài và nâng cao hiệu suất quá trình cháy kiệt nhiên liệu trong buồng đốt.
- Phần nhận nhiệt bức xạ: Được cấu tạo từ các ống thép đúc chịu nhiệt chuyên dùng cho lò hơi. Có tác dụng nhận nhiệt bức xạ trực tiếp từ quá trình cháy của nhiên liệu sinh ra trong buồng đốt.
- Phần thải tro xỉ: Sử dụng vít thải tro xỉ để cơ khí hóa hệ thống thải tro xỉ giảm tối đa sức lực của con người trong quá trình vận hành lò.
- Ngoài ra, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người vận hành, lò hơi Enthalpy được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo với các cửa vận hành, thao tác một cách hợp lý nhất. Các vị trí cửa vệ sinh, xả đáy ống góp được thiết kế theo tiêu chí thuận lợi nhất cho việc bảo dưỡng, bảo trì.
Phần đối lưu – thân lò:
Phần đối lưu được thiết kế kiểu ống chùm một ba lông hơi và một ba lông nước. Trên ba lông được lắp bộ phân ly hơi - nước và tất cả các đường ống công nghệ như van hơi chính, van an toàn, van xả khí, đường nước cấp, ống thủy, cụm tín hiệu điều khiển... Trên ba lông nước có lắp ống và van xả cặn bùn.
Toàn bộ thân lò hơi được thiết kế, chế tạo, kiểm định theo quy trình, tiêu chuẩn cao nhất như TCVN, ASME.
Bộ lọc bụi khô:
Đặc biệt quan tâm đến vấn đề môi trường, bộ lọc bụi sử dụng cho lò hơi loại này là loại Đa Cyclone. Bộ khử bụi Đa Cyclone sử dụng tác dụng của lực ly tâm để phân ly các hạt bụi, đảm bảo thu được trên 90% tro bụi bay theo đường khói.
Bộ dập bụi:
Sau khi khói, bụi đi qua bộ lọc bụi Đa Cyclone, để xử lý môi trường đạt được triệt để, trên tất cả các hệ thống lò hơi của Enthalpy đều được trang bị hệ thống dập bụi theo kiểu Ventury - Scrubber.
Hiệu quả của hệ thống lọc bụi kết hợp dập bụi đã được kiểm chứng bởi thực tế sử dụng tại các nhà máy và các khu vực có yêu cầu nghiêm ngặt nhất về môt trường. Đạt được tất cả các tiêu chuẩn về môi trường đang áp dụng tại Việt Nam.
Hệ thống điện và điều khiển lò hơi:
Phần thiết bị bảo vệ và đóng cắt:
- Toàn bộ thiết bị điện của lò hơi được trang bị hệ thống tự động đóng, cắt, bảo vệ quá tải, quá dòng, ngắn mạch, đảo pha, mất pha, ....
Phần thiết bị đo lường và điều khiển:
- Đây là bộ phận quan trọng nhất trong quá trình điều khiển, điều chỉnh cho các thiết bị phục vụ nồi hơi. bao gồm các phần sau:
+ Điều khiển mức : Bộ phận này sẽ đo mức nước trong lò hơi rồi xử lý tín hiệu này để đưa ra các lệnh điều khiển .
- Bơm cấp nước bổ sung vào nồi hơi theo lượng hơi cấp phục vụ sản xuất.
- Dừng bơm cấp nước khi mức nước trong nồi đã đủ.
- Tạm dừng một số thiết bị khi mức nước trong nồi thấp dưới mức bình thường (cạn nước cấp 1) bỏ qua các sự cố thoảng qua hay các báo động giả. Cảnh báo cho nhân viên vận hành bằng đèn báo để khắc phục sự cố.
- Cắt hoặc giảm tốc độ các bộ phận liên quan như quạt hút, quạt thổi để giảm lượng nhiệt cấp cho lò hơi, cảnh báo sự cố khi nước trong lò cạn đến mức nghiêm trọng bằng đèn báo màu đỏ (Cạn nước cấp 2)
- Điều khiển áp suất và nhiệt độ: Bộ phận này sẽ đo áp suất, nhiệt độ trong lò hơi rồi xử lý tín hiệu này để đưa ra các lệnh điều khiển liên động với bộ điều khiển mức, điều khiển tốc độ quạt gió, tốc độ quạt đẩy, bơm cấp nước phù hợp với điều kiện phụ tải hay cảnh báo trước bằng đèn tín hiệu, còi các chế độ sự cố có thể xảy ra liên quan đến áp suất và nhiệt độ.
Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi:
- Lò hơi được trang bị hệ thống làm mềm nước và hệ thống hóa chất chống đóng cáu cặn, chông sôi bồng.
Ưu điểm của lò hơi đốt củi:
- Gía đầu tư lò hơi ghi thủ công rẻ hơn so với các loại lò hơi đốt nhiên liệu rắn khác có cùng công suất.
- Lò hơi ghi thủ công có thiết bị đơn giản hơn nên ít hư hỏng, chi phí bảo trì bao dưỡng do đó cũng thấp hơn các loại lò hơi đốt nhiên liệu rắn có cùng công suất.
- Cấu trúc của hệ thống cấp liệu, ghi buồng đốt cho nên lò hơi đốt củi có thể sử dụng đốt kèm các loại nhiên liệu khác như: trấu, mùn cưa, biomass, củi trấu, viên nén mùn cưa, than cục…
- Điện năng sử dụng cho lò hơi ghi thủ công hơn do không dùng đến quạt cao áp như lò hơi tầng sôi, ngoài ra cũng không sử dụng một số thiết bị bắt buộc ở lò hơi tầng sôi như: quạt cấp liệu, quạt hồi tro, quạt gió cấp 2…
- Lò hơi ghi thủ công là lò hơi có chế độ vận hành tương đối đơn giản so với các loại lò hơi khác.
Nhược điểm của lò hơi đốt củi:
- Nhược điểm đầu tiên và quan trọng nhất của lò hơi ghi thủ công là giới hạn về công suất, bởi vì với lò hơi ghi thủ công nhiên liệu thường được đưa bằng thủ công vào buồng đốt, cho nên khi công suất lớn đồng nghĩa với việc trong một giờ phải cấp một lượng nhiên liệu rất lớn bằng sức người vào buồng đốt để vận hành lò hơi. Thông thường chỉ nên sử dụng lò hơi ghi thủ công với công suất nhỏ hơn 8 tấn hơi/giờ.
- Điểm yếu thứ 2 của lò hơi ghi thủ công là vấn đề khói thải, trong quá trình nhóm lò để khởi động lò hơi, kết hợp với độ ẩm trong nhiên liệu, thường tạo ra một lượng khói đen thải ra ống khói, ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.
Lưu ý khi vận hành lò hơi đốt củi:
Để chuẩn bị cho nó một cách thực tế xung quanh lò hơi và kiểm tra những điểm định kỳ sau:
- Nước cấp mềm phải được kiểm tra thường xuyên.
- Không có tiếng ồn qúa mức từ động cơ của quạt hay của bất kì bộ phận chuyển động nào khác.
- Tất cả các van và chỗ nối là không rò rỉ.
- Không có bất cứ bộ phận nào của lò hơi bị đun nóng quá mức.
- Bơm cấp đang làm việc ở trạng thái on-off cũng đảm bảo chức năng của công tác điều khiển mức và nó phải đảm bảo rằng lưu lượng nước thích hợp được duy trì.
- Khí thải từ ống khói là bình thường.
- Không có sự phát tia điện hay mất liên lạc ở trong những mạch điện đó.
- Tất cả các bộ điều khiển và thiết bị an toàn là đang hoạt động đầy đủ.
- Áp suất hơi và mức nước ổn định phải được duy trì trong phạm vi yêu cầu duy trì.
- Không có việc cháy quá mức của nhiên liệu trong buồng đốt.
- Việc xả bẩn lò hơi một cách đều đặn. Tần xuất xả bẩn phụ thuộc vào chất lượng của nước đang sử dụng cho lò hơi.
- Xả bẩn trong công tắc điều khiển mức và ống thuỷ mỗi lần trong một ca.
- Xả một ít nước cấp của bể mỗi lần một ca, để loại bỏ cáu cặn có thể bị lắng xuống.
- Ghi lại nhiệt độ khói thoát.
- Duy trì áp suất buồng đốt trong khoảng -2 ¸ -5 mm nước. Điều chỉnh nhờ cánh hướng quạt ID.
- Đảm bảo nhịêt độ khói thoát là ở trong phạm vi yêu cầu của tải. Nếu cao kiểm tra sự bám bẩn của bề mặt truyền nhiệt hay vật cản lối thoát của khói.
- Kiểm tra và duy trì dòng điện trong động cơ của quạt, bơm... trong phạm vi giới hạn và được ghi trong sổ lộ trình của chúng.
- Đảm bảo rằng không có không khí rò rỉ trong lối ra ổng khói.
- Đảm bảo đúng kích thứơc của nhiên liệu. Không có các vật lạ như miếng kim loại, đá... trong nhiên liệu và không có sự hỏng hóc máy cấp nhiên liệu khi vận hành.
- Kiểm tra và đảm bảo rằng khói hay bộ khử tro bay trong nhà lò hơi được giới hạn.
- Đảm bảo rằng tất cả sự hoạt động của lò được ghi một cách chính xác trong sổ nhật ký vận hành bao gồm cả hoá chất, xả bẩn...
Bảo trì lò hơi đốt củi:
Để đảm bảo hệ thống lò hơi hoạt động hiệu quả, an toàn và đảm bảo vệ sinh an toàn trong lao động và sản xuất của nhà máy. Cơ sở sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình về bảo trì, bảo dưỡng lò hơi, theo khuyến cáo của các nhà cung cấp lò hơi. Đặc biệt cần chú ý tới các điểm sau:
- Hiệu suất của lò hơi phụ thuộc rất nhiều vào việc bảo trì lò mang lại. Lò hơi, môi trường xung quanh của nó, đường ống nước, phin lọc vv...nên được giữ sạch để duy trì chính xác lượng nước tới lò hơi để cho sự hoạt động của nó đạt hiệu suất cao.
- Để dễ phát hiện ra những sai hỏng và biết được những sai lệch dựa vào những tiêu chuẩn định sẵn, đặt ở chế độ bình thường, việc đọc thời điểm nhiệm vụ cần được ghi lại và được chỉ dẫn sau mọi sự bảo dưỡng lớn và thay thế các bộ phận.
- Việc duy trì sẽ được ghi lại vào sổ theo dõi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng ...Nó rất cần thiết cho việc kiểm tra tất cả các bộ phận của lò hơi có đang làm việc chính xác không.
- Những việc kiểm tra sự duy trì được cất đi và tốt nhất là phải ghi lại vào sổ nhật kí lò hơi hoạt động.
Người vận hành phải có bảng liệt kê các hoạt động bảo trì lò hơi theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm… theo hồ sơ cung cấp của nhà cung cấp lò hơi.
Bảo dưỡng khi dừng lò hơi đốt củi
Mục tiêu là cung cấp những thông tin quan trọng về việc đưa ò hơi ngừng hoạt động trong khoảng thời gian dài.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành từ 1 tháng trở lên thì sử dụng phương pháp bảo dưỡng khô.
- Nếu lò hơi ngừng vận hành dưới 1 tháng thì sử dụng phương pháp bảo dưỡng ướt.
Phương pháp bảo dưỡng khô:
- Sau khi ngừng vận hành thì tháo hết nước trong lò hơi ra. Mở nắp cửa người chui trên 2 balông, mở các van, tháo các cửa tu-đom của ống góp. Vệ sinh cáu cặn bên trong balông, các dàn ống, các ống góp và đốt lửa sấy khô (chú ý không đốt lửa to).
- Dùng 25 ¸ 30kg vôi sống có cỡ hạt từ 10 ¸ 30mm đựng trong khay nhôm và đặt vào bên trong 2 balông. Đóng tất cả các cửa các van của lò lại. Cứ 3 tháng kiểm tra 1 lần, nếu thấy vôi sống vỡ thành bột thì thay mới.
Phương pháp bảo dưỡng ướt:
- Sau khi ngừng vận hành lò hơi thì tháo hết nước trong lò ra, rửa sạch và vệ sinh cáu cặn trong lò.
- Cấp đầy nước vào lò và đốt lò tăng dần nhiệt độ nước lò đến 100oC.
- Khi đốt lò phải mở van xả air hoặc kênh van an toàn để thoát khí và lò không tăng áp suất.
- Ngừng đốt lò, đóng van xả air hoặc van an toàn lại.